Văn hóa Bảy tay súng oai hùng

Thương mạiTới thời điểm 2020 Bảy tay súng oai hùng vẫn được đánh giá là hay nhất trong loạt phim về bộ bảy huyền thoại.

Bảy tay súng oai hùng được hoàn thành trong thời gian ngắn kỷ lục và công chiếu sau khi đóng máy chỉ 5 tháng, đạt doanh thu ấn tượng 9.75 triệu USD chỉ riêng thị trường Bắc Mỹ[10], tức là gấp vài lần con số kinh phí 2 triệu[11]. Phim đánh dấu sự khai sinh chủ nghĩa anh hùng Hollywood kiểu mới: Thay vì tự tay thực hiện hành vi nghĩa hiệp, các nhân vật chính đi từ cưỡng bách tới huấn luyện thuần thục những người nông phu chân chất thành dân binh. Thay vì thụ động đối phó hoặc cam chịu mọi thách thức, họ sẵn sàng đương đầu với hiểm nguy khi cần thiết. Triết lý này về sau dội ngược vào dòng truyện phiêu lưu Lucky Luke - cảm hứng chính của phim Viễn Tây sau Đệ nhị thế chiến.

Khác phiên bản gốc vốn chỉ thích hợp phong hóa Á Đông, bộ phim này thẳng thắn đề cập tới vấn đề phân biệt chủng tộc nóng hổi trong xã hội Bắc Mỹ giữa thế kỷ XX qua vụ hai lái buôn đồ lót phụ nữ bỏ tiền túi ra mai táng cho một người lai da đỏ nằm chết ven đường, trong lúc những người da trắng khác bỏ mặc. Phim cũng tường trình một sự thật lịch sửHollywood thời hoàng kim trường tránh né, đó là tình trạng thanh thiếu niên vô giáo dục và vấn nạn nông dân bị giới tư bản cướp đất làm đường sắt phải tha phương khất thực hoặc đi làm du đãng cho chí tội phạm.

Mặc dù chỉ dự định thực hiện một phiên bản mới của Bảy võ sĩ, tuy nhiên thành công vượt sức tưởng tượng khiến nhà chế tác quyết định thực hiện thêm các phần tiếp theo[12]. Ba phần kế (1966, 1969, 1972) là bản phim độc lập với Bảy võ sĩ, đồng thời chuyển hẳn sang thể loại Viễn Tây Zapata vốn đang thịnh hành do sức ảnh hưởng của loạt phim Dollar (Sergio Leone). Nhân vật xuyên suốt vẫn là tay súng Chris Larabee Adams, tuy nhiên nam tài tử Yul Brynner chỉ chịu đóng thêm một phần[13], hai phần sau phải giao cho các tài tử George KennedyLee Van Cleef[14][15].

Theo thống kê, Bảy tay súng oai hùng được liệt vào nhóm 100 phim chiếm kỷ lục doanh thu[16] tại Vương quốc Liên hiệp Anh[17]Pháp[18] cho tới thời điểm 2020. Tính về lượng vé, đã có tổng cộng 89.118.696 chiếc được bán trên hoàn vũ[19]. Ngoài ra, bộ phim này thuộc số ít xuất phẩm điện ảnh Hollywood được phép phát hành đại trà tại Liên Xô thập niên 1960, cũng đạt doanh số cực cao[20]. Việc lọt lưới kiểm duyệt chủ yếu được giải thích vì hai tài tử chính Yul Brynner (Юлий Борисович Бринер) và Vladimir Sokoloff (Владимир Александрович Соколов) là người Mỹ gốc Nga[21]. Riêng minh tinh Vladimir Sokoloff thậm chí sinh tại Moskva và là kịch sĩ kì cựu thời Lenin trước khi di cư sang Bắc Mỹ. Nhưng trong thực tế, bộ phim công chiếu nhằm phần nào giải tỏa "cơn khát" văn hóa Tây phương tại các quốc gia cộng sản Đông Âu bấy giờ.

Cũng như bộ phim gốc, Bảy tay súng oai hùng chóng được nhập cảng Việt Nam Cộng hòa ngay năm 1960 và gây cháy vé tại các rạp lớn nhất đô thành[22][23] như Rex, Eden, Quốc Thanh, Lệ Thanh, Đại Nam, Kinh Đô, Thủ Đô, Nguyễn Văn Hảo, Olympic... Thời kì này, Bảy tay súng oai hùng cùng đa số phim ngoại quốc chiếu tại Việt Nam đều lồng tiếng hoặc chạy phụ đề Pháp (bấy giờ Pháp có quan hệ chính trị - thương mại mật thiết với Việt Nam Cộng hòa nhất nên phí bản quyền dễ chịu hơn nhập thẳng từ nơi sản xuất), do phần đông công chúng Việt Nam đều nghe hiểu Pháp ngữ nên việc phổ biến phim không gặp trở ngại lắm[24]. Bộ phim này cũng nằm trong số xuất phẩm điện ảnh ăn khách nhất trên thị trường giải trí Việt Nam Cộng hòa.

Có những cuốn phim Viễn Tây mà tôi xem ba bốn lần đều thuộc lòng. Một chuyện đáng nhớ là khi chiếu phim Bảy Tay Súng Oai Hùng, phim nhập qua Pháp nên lồng tiếng Pháp khiến tôi tưởng nhầm các diễn viên là người Pháp. Những cao bồi trên cánh đồng hoang dã miền Tây để truy đuổi những người da đỏ khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh người Mỹ vào Việt Nam và truy đuổi người Việt Nam vậy. Có khi đang xem trong rạp thì nghe tiếng súng, tiếng máy bay của Mỹ cất cảnh ở bên ngoài hay tiếng pháo nổ. Hay có lần xem một bộ phim về đệ nhị thế chiến, thì bên ngoài cũng có tiếng máy bay trực thăng vào pháo kích nổ. Khi đó âm thanh trong rạp rất kém, tôi cứ coi phim một lát lại nghe tiếng bom đạn nổ bên ngoài. Vì vậy mà đôi khi tôi nhớ âm thanh nhiều hơn là hình ảnh. Đó là một ý tưởng rất ẩn dụ - trốn lánh chiến tranh qua điện ảnh nhưng vẫn bị cuộc chiến đó tác động. Nhưng từ từ nó cho mình một ý thức về tình thế của đất nước mình và nhờ vậy mà trưởng thành hơn.
— Nguyễn Võ Nghiêm Minh, hồi tưởng in trong sách Người tình không chân dung: Khảo cứu điện ảnh Sài Gòn 1954 - 1975 của tác giả Lê Hồng Lâm
Nghệ thuậtNhan đề phim trên màn ảnh đại vĩ tuyến.Horst BuchholzRosenda Monteros trong một cảnh phim.

Vào năm 2013, Thư viện Quốc hội Mỹ quyết định đưa Bảy tay súng oai hùng vào Viện Lưu trữ Điện ảnh Quốc gia bảo quản vĩnh viễn dựa trên tiêu chí "văn hóa, lịch sử và ý nghĩa thẩm mĩ" (culturally, historically or aesthetically significant)[25][26].

Phong cách chế tác của bộ phim Bảy tay súng oai hùng mở đầu cho xu hướng thực hiện phiên bản mới tại nhiều nền điện ảnh bên ngoài nước Mỹ, đồng thời tiên phong cho trào lưu Viễn Tây Zapata, mà trong đó thay dần đối tượng chính là người Mĩ trắng bằng các sắc tộc khác để tuyến truyện phong phú hơn. Thậm chí bộ phim đã dội ngược về cố quốc Nhật Bản khiến thế hệ công chúng sinh thế kỷ XXI quên luôn cuốn điện ảnh gốc Bảy võ sĩ[27].

Tính chung tới thời điểm 2020, có chí ít không dưới 20 văn hóa phẩm chịu ảnh hưởng của Bảy tay súng oai hùng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bảy tay súng oai hùng http://jpbox-office.com/fichfilm.php?id=9368 http://jpbox-office.com/top100.php?view=2 http://kinanet.livejournal.com/13882.html http://www.script-o-rama.com/movie_scripts/m/magni... http://www.tcm.com/tcmdb/title/15857/The-Magnifice... http://www.tcm.com/this-month/article/12462%7C0/Th... http://tcmdb.com/title/title.jsp?stid=15857 http://www.kobis.or.kr/kobis/business/mast/mvie/se... http://ia800302.us.archive.org/BookReader/BookRead... http://www.archive.org/stream/variety220-1960-09#p...